Bảng xếp hạng chấm điểm dựa trên tri thức, công nghệ và tính sẵn sàng cho tương lai. Nhật Bản “tụt” mạnh nhất ở danh mục tri thức khi giảm tới 3 hạng, xuống hạng 28. Kết quả này do thiếu hụt nhân sự, kỹ năng số và kinh nghiệm quốc tế. Theo ước tính của Bộ Công nghiệp, Thương mại và Kinh tế, Nhật Bản sẽ thiếu khoảng 450.000 chuyên gia công nghệ thông tin (CNTT) trong năm 2030.
Dự báo dấy lên hồi chuông báo động, đặc biệt trong cộng đồng kinh doanh. Nhà phát triển tài sản Misubishi Estate đang đào tạo phân tích dữ liệu và công cụ kỹ thuật số khác cho 10.000 nhân viên, dù vậy, đây chỉ là trường hợp ngoại lệ.
Một vấn đề khác là 70% nhân sự CNTT trong nước tập trung trong các công ty CNTT. Nó là kết quả của việc các doanh nghiệp không hoàn toàn loại bỏ cách thức trả lương theo thâm niên để chuyển sang dựa trên bộ kỹ năng và trình độ. Trong khi đó, các chuyên gia công nghệ đủ năng lực và có thể bắt tay vào làm ngay lại thiếu, việc đào tạo không theo kịp nhu cầu.
Đứng đầu danh sách của IMD là Đan Mạch, quốc gia vừa triển khai cổng borger.dk để công dân truy cập dịch vụ chính phủ bất kỳ lúc nào. Mỹ nhường chỗ cho Đan Mạch và trở thành “Á quân”, còn Thụy Điển đứng thứ ba.
Khác với Nhật Bản, doanh nghiệp phương Tây thường trả lương theo tầm quan trọng của công việc, không theo thâm niên. Họ cũng tuyển nhiều kỹ sư nội bộ. Ngược lại, doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng giao việc phát triển phần mềm và hệ thống cho bên ngoài, theo Kunihiro Tanaka, Chủ tịch Sakura Internet – nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn của Nhật Bản.
Xét về “tính sẵn sàng cho tương lai”, Nhật Bản giảm 1 bậc xuống hạng 28. Danh mục này đo lường các tiêu chí như khả năng thích ứng với công nghệ số, tiến độ của các giải pháp Chính phủ số và năng lực an ninh mạng. Điều kìm hãm Nhật Bản chính là không đủ nhanh nhạy trong kinh doanh. Chẳng hạn, Panasonic phải quản lý hơn 1.200 hệ thống khác nhau, thiếu sự phối hợp giữa dữ liệu và ảnh hưởng đến việc truy cập thông tin cần thiết, làm chậm tốc độ ra quyết định.
Thứ hạng cao của Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc một phần là do sự nhanh nhạy kinh doanh của mỗi quốc gia. Trong thời kỳ Covid-19, quan chức Nhật Bản vẫn dùng máy fax để thu thập dữ liệu về các ca bệnh và hệ thống chính phủ không thể làm việc cùng với nhau.
Cơ quan Kỹ thuật số được thành lập tháng 9/2021 với nhiệm vụ dẫn dắt nỗ lực chuyển đổi số của các tổ chức chính phủ. Dù vậy, Thủ tướng Yoshihide Suga đã quyết định từ chức không lâu sau đó, ảnh hưởng đến đà phát triển của cơ quan này. Thủ tướng Fumio Kishida đang thúc đẩy Digital Garden City Nation, tầm nhìn tạo ra 2,3 triệu lao động kỹ thuật số trong 5 năm. Tuy nhiên, giới quan sát chỉ ra có nhiều khoản chi bất hợp lý trong kế hoạch.
Theo Nikkei, Nhật Bản có dấu hiệu dần mất vị thế trên sân chơi toàn cầu. Muốn đảo ngược tình hình cần làm mới trọng tâm vào các vấn đề mang tính cấu trúc và nhận ra rằng chỉ mình công nghệ không phải là giải pháp. “Bất kể có bao nhiêu chuyên gia CNTT đi nữa, nếu họ không có thẩm quyền thay đổi hoạt động kinh doanh, mọi thứ sẽ vẫn như cũ”, Ichiro Satoh, Giáo sư Viện Tin học Quốc gia chia sẻ.
Du Lam(Theo Nikkei)
" alt=""/>Vì sao Nhật Bản lao dốc trên bảng xếp hạng kỹ thuật số toàn cầu?Theo cấu trúc định dạng đề thi mà Sở GD&ĐT công bố, các môn thi trắc nghiệm được thay đổi theo định dạng của đề thi tốt nghiệp THPT.
Cấu trúc đề thi các môn trắc nghiệm tại kỳ thi lớp 10 công lập của Hà Nội năm 2025 (Ảnh chụp màn hình).
Thí sinh không còn cơ hội "khoanh bừa" vẫn trúng mà phải thực sự có khả năng lập luận, phân tích và nắm chắc kiến thức nền tảng để trả lời được câu hỏi trắc nghiệm dạng thức đúng - sai và dạng thức trả lời ngắn.
Ở dạng thức đúng - sai, mỗi câu hỏi có 4 ý, thí sinh chỉ được điểm tối đa khi trả lời đúng cả 4 ý. Nếu chỉ trả lời được 3 trong 4 ý, thí sinh chỉ được một nửa số điểm.
Môn văn không còn "tủ", viết bài văn thay cho đoạn văn
Kể từ năm 2025, học sinh không còn "tủ" để ôn thi môn ngữ văn.
Hiện tượng "đoán đề" như Đen Vâu hay Kaito Kid sẽ chỉ còn là quá khứ vì ngữ liệu đề văn sẽ không được lấy từ sách giáo khoa nữa.
Để có thể làm được bài thi với những ngữ liệu hoàn toàn mới mẻ, thí sinh buộc phải nắm chắc đặc trưng các thể loại, ghi nhớ và nắm vững kiến thức về tiếng Việt, có kĩ năng đọc hiểu tốt.
Thí sinh thi lớp 10 tại Hà Nội năm 2024 (Ảnh: Mạnh Quân).
Ngoài ra, cũng từ kỳ thi lớp 10 tới, học sinh Hà Nội sẽ phải học kỹ năng viết bài văn chứ không chỉ viết đoạn văn. Câu hỏi nghị luận xã hội chiếm 40% tổng điểm chính là một bài văn có độ dài khoảng 400 chữ.
Bài văn và đoạn văn có sự khác biệt rõ rệt về yêu cầu, kết cấu, đặc trưng dạng bài. Thí sinh nếu không rèn kỹ năng viết bài văn sẽ gặp lúng túng và xử lý không đầy đủ yêu cầu đề bài.
Lần đầu thi thống kê và xác suất, nhiều bài toán thực tế
Thống kê và xác suất là hai nội dung mới của môn toán học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đây cũng là nội dung có tính ứng dụng thực tế cao.
Do đó, không bất ngờ khi đề thi môn toán vào lớp 10 công lập năm tới sẽ có dạng toán thống kê và xác suất.
Đề thi minh họa mà Sở GD&ĐT công bố cũng cho thấy có sự tăng cường các bài toán thực tế ở cả phần đại số. Điều này phản ánh đúng định hướng của chương trình giáo dục mới, tập trung nhiều hơn vào việc kiểm tra khả năng ứng dụng kiến thức và tư duy tổng hợp của học sinh.
Cách ra đề mới cũng đòi hỏi thí sinh vừa phải nắm chắc kiến thức vừa phải chắc kỹ năng làm bài.
Thầy Đỗ Văn Bảo - giáo viên dạy toán tại Hà nội - đưa ra lời khuyên: "Các em cần luyện tập với các bài toán liên quan đến đời sống thực tế, các dạng giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình, các bài toán về sản xuất và quản lý, hoặc bài toán liên quan đến hình học không gian.
Đồng thời, các em nên thực hành các bài toán liên quan đến đo đạc, tính toán thể tích, diện tích trong các tình huống thực tiễn. Điều này giúp các em hiểu rõ hơn về cách áp dụng toán học vào cuộc sống".
" alt=""/>4 điểm mới hoàn toàn trong kỳ thi lớp 10 công lập Hà Nội năm 2025Sau sự cố này, gia đình ông Khôi quyết định rời khỏi homestay của nhà thông gia tương lai vì cho rằng không an toàn khiến Phan ngỡ ngàng. "Bố lạ gì tính thằng ấy, cố chấp lắm. Lúc nào nó cũng nghĩ nó luôn luôn đúng", ông Phúc nói. Phan (Trọng Lân) thắc mắc không hiểu hai ông bố trong quá khứ đã xảy ra chuyện gì mà đến giờ vẫn hận nhau.
Trong khi đó, cụ Thập (Tuyết Liên) mắng ông Phúc, trách con trai vì ngu muội mà khiến bà phải bỏ phố đến nơi khỉ ho cò gáy. "Nếu không phải gia đình ngoại cháu xúc phạm rồi ngang ngược với bà thì bà đâu có mang tiếng ác. Chỉ vì nó mà mẹ con tôi trở thành quân thù quân hằn", cụ Thập nói trước mặt con và cháu trai rồi dọa bỏ đi. Mẹ Phan trốn trong tủ cũng nghe thấy hết. Thấy chỉ có Phan chạy đuổi theo, cụ Thập rất buồn vì con trai đối xử với mình không bằng người dưng.
Ai sẽ cứu ông Khôi khỏi chết đuối? Điều gì khiến cụ Thập nổi giận như vậy? Ông Phúc có nói ra mối thù năm xưa với ông Khôi cho Phan? Chi tiết tập 6 Thông gia ngõ hẹplên sóng VTV3 lúc 21h40 tối 6/10.
Quỳnh An
" alt=""/>Thông gia ngõ hẹp tập 6: Ông Phúc đứng nhìn ông Khôi kêu cứu dưới dòng nước